NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG PHÁP THU HOẠCH TẢO CHLORELLA SOROKINIANA VÀ SCENEDESMUS ACUMINATUS NUÔI TRONG NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ

  • Phạm Thị Mai
  • Đoàn Thị Bích Hòa
  • Trần Đăng Thuấn
  • Nguyễn Thị Hường
  • Phạm Thị Mai Hương
  • Nguyễn Quang Tùng

Tóm tắt

Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt dùng vi tảo là bền vững, vì tảo tiêu thụ các chất ô nhiễm của carbon (CO2, HCO3-, carbon hữu cơ), nitơ, phospho làm dinh dưỡng và ánh sáng mặt trời làm năng lượng để tổng hợp nên sinh khối tảo giàu dinh dưỡng và sản xuất ra oxy. Sinh khối tảo có thể được ứng dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau, dẫn đến làm tăng giá trị cho công nghệ xử lý nước thải dùng vi tảo. Tận thu tảo sau khi nuôi cấy để đạt được nước có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn xả thải là rất quan trọng. Tuy nhiên vì kích thước chỉ vài micron (3-12µm), nên công đoạn thu hoạch vi tảo rất khó và tốn kém. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thu hoạch vi tảo để thu sinh khối chiếm 20-30% tổng chi phí sản xuất tảo thành phẩm. Kết quả nghiên cứu với hai chủng vi tảo Chlorella sorokinianaScenedesmus acuminatus nuôi trong nước thải đô thị cho thấy, phương pháp keo tụ dùng PACl mang lại hiệu suất thu hoạch cao (trên 94%), nhanh, rẻ và dễ áp dụng. Nó hoàn toàn phù hợp để tích hợp thành bước cuối cùng trong công nghệ xử lý nước thải dùng vi tảo. Phương pháp lọc cho hiệu suất thu hoạch trung bình (~60-80%), ly tâm cho hiệu suất cao (trên 95%), nhưng tốn năng lượng và chỉ phù hợp với thu hoạch tảo sử dụng trong công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-07-06
Chuyên mục
KHOA HỌC-CÔNG NGHỆ