TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀ TÁC DỤNG CỦA BẢN ĐỒ TƯ DUY ĐỐI VỚI KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

  • Nguyễn Thị Thanh Loan
  • Phan Tiến Việt
Từ khóa: Bản đồ tư duy; kết quả học tập; phương pháp học tập

Tóm tắt

Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy, là hình thức ghi
chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay
một mạch kiến thức bằng cách kết hợp sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét,
màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. BĐTD
còn là công cụ hữu ích để giúp cho sinh viên đạt kết quả học tập tốt hơn, cải thiện
khả năng nhớ. Quan trọng hơn là công việc ghi chép của sinh viên sẽ đột phá đáng
kể giúp tiết kiệm thời gian của mình. Bài viết thực hiện nghiên cứu tại khoa Kế
toán - Kiểm toán, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội thông qua nghiên cứu tổng
quan, thực hiện phương pháp thực nghiệm kết hợp với kết quả học tập thực tế của
sinh viên để thấy rõ ứng dụng BĐTD là một phương pháp học tập giúp sinh viên
cải thiện và nâng cao kết quả học tập.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-09-27
Chuyên mục
KINH TẾ-XÃ HỘI