VẺ ĐẸP THỊ GIÁC TRONG THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG

  • Nguyễn Thị Hồng Hạnh
  • Phạm Văn Hóa
Từ khóa: Hồ Xuân Hương, thơ Nôm, vẻ đẹp thi giác, liên tưởng, phụ nữ

Tóm tắt

Thơ Nôm Hồ Xuân Hương được coi là một trong số ít đỉnh cao mang tính đại diện về loại hình thơ Đường viết bằng chữ Nôm của văn học trung đại Việt Nam. Ấn tượng về hình ảnh và sự “liên văn bản” thú vị, độc đáo chính là nguồn gốc của cảm hứng đưa thơ Hồ Xuân Hương từ địa hạt văn chương vào nghệ thuật thị giác của các hình thức nghệ thuật như hội họa, diễn xướng thời trung đại. Cho đến nay, thơ bà “gây khó khăn” cho bất cứ dịch giả nào muốn diễn đạt lại nội dung tác phẩm bằng một ngôn ngữ khác. Từ mối quan hệ giữa thơ ca với hội họa, trên cơ sở vận dụng các phương pháp như liên ngành văn học - văn hóa, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, ở bài viết này, chúng tôi đi tìm một lời giải về vẻ đẹp của hình tượng nghệ thuật trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Từ hình ảnh của cái đẹp thị giác trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương, bài báo góp phần nhận diện và mô tả các biểu hiện của quan niệm thẩm mĩ, cơ sở chi phối hoạt động sáng tác của “bà chúa thơ Nôm”.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2024-04-27