PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở VIỆT NAM - NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM VÀ BẢN LÁC

  • Đào Minh Anh
  • Vũ Nam

Tóm tắt

Du lịch cộng đồng được coi là một loại hình du lịch gắn với sự tham gia của cộng đồng cư dân địa phương, là loại hình du lịch được khuyến khích phát triển hiện nay, đặc biệt ở các nước đang phát triển nhằm hướng tới sự phát triển bền vững. Phát triển DLCĐ đã mang lại những tác động tích cực đối với kinh tế, văn hóa - xã hội, môi trường cho địa phương, cũng như một số những hạn chế cần khắc phục. Bài viết này tập trung nghiên cứu các hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại bản Lác - Mai Châu - Hòa Bình và làng cổ Đường Lâm - Sơn Tây - Hà Nội, bao gồm các tài nguyên du lịch, sự tham gia của các bên liên quan, sản phẩm du lịch và khách du lịch đến địa phương; cũng như tác động của DLCĐ đối với hai địa phương. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thực địa và phương pháp phỏng vấn để thu thập dữ liệu, đồng thời sử dụng các phương pháp thống kê khác như tổng hợp, so sánh, phân tích. Việc nghiên cứu hai tình huống này là cần thiết để nhằm đánh giá hoạt động phát triển DLCĐ của địa phương, rút ra một số kết luận và hàm ý nghiên cứu nhằm phát triển DLCĐ cho các địa phương khác ở Việt Nam.

Từ khóa: du lịch cộng đồng, bản Lác, làng cổ Đường Lâm, phát triển du lịch bền vững, Việt Nam.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-05-11
Chuyên mục
Bài viết