Nghiên cứu thành phần thức ăn của cá ong căng terapon jarbua (forsskål, 1775) vùng ven biển Thừa Thiên Huế

  • Lê Thị Như Phương
Từ khóa: cá Ong căng, đặc điểm dinh dưỡng, thành phần thức ăn, ven biển Thừa Thiên Huế

Tóm tắt

Nghiên cứu về thành phần thức ăn của cá Ong căng được thực hiện trong hai năm từ tháng 09/2015 - 08/2017 với tổng số 720 mẫu cá khác nhau về độ tuổi, kích cỡ, khối lượng tại vùng ven biển Thừa Thiên Huế. Mẫu cá được giải phẫu ngay khi bắt để quan sát ruột và giải phẫu lấy thức ăn trong ống tiêu hóa, định hình thức ăn trong dung dịch formaldehyd 4% và đưa về phòng thí nghiệm để phân tích thành phần thức ăn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở cá có kích thước nhỏ, thức ăn chủ yếu là tảo và các loài động vật nhỏ; ở nhóm cá kích thước lớn, phổ thức ăn đa dạng hơn, cá ăn động vật là chủ yếu. Thành phần thức ăn của cá rất đa dạng, thuộc 8 nhóm động, thực vật khác nhau và mùn bã hữu cơ. Cá Ong căng là loài cá bắt mồi tích cực, cường độ bắt mồi tăng dần ở nhóm cá có kích thước nhỏ hơn 250 mm. Cá Ong căng là loài có giá trị kinh tế, việc nghiên cứu thành phần thức ăn tự nhiên của cá sẽ làm cơ sở cho việc xây dựng quy trình nuôi, góp phần phát triển nghề nuôi cá Ong căng tại vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên Huế).

Tác giả

Lê Thị Như Phương

Khoa Thuỷ sản, Trường Đại học Hạ Long

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-12-16
Chuyên mục
Bài viết