Đánh giá hiệu quả nuôi tôm chân trắng sử dụng hệ thống nuôi tuần hoàn kết hợp lọc sinh học

  • Lê Duy Khương
  • Hoàng Văn Hùng
  • Vũ Công Tâm
Từ khóa: lọc sinh học, tôm chân trắng, tuần hoàn nước, xử lý nước

Tóm tắt

Nghiên cứu này đã thiết kế và đánh giá hệ thống nuôi tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) không thay nước, dựa vào hiệu quả của hệ thống lọc sinh học và cơ học trong hệ thống tuần hoàn khép kín. Biến động chỉ số môi trường và các thông số trong quá trình nuôi tôm thương phẩm được sử dụng để đánh giá hiệu quả làm việc của hệ thống. Kết quả cho thấy, các thông số chất lượng nước: TAN, NO2-, NO3- luôn ở dưới giới hạn cho phép trong hệ thống lọc sinh học, không làm tác động đến sức khoẻ tôm. Hệ thống lọc sinh học đã kiểm soát được các thông số môi trường, giúp tôm phát triển tốt ở mật độ nuôi cao với tốc độ sinh trưởng và phát triển tương đương với các hệ thống ao nuôi ngoài trời. Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn mật độ nuôi phù hợp cho hệ thống là 1600 con/bể (800 con/m3), cho tỷ lệ sống 54,2%, sản lượng 18,5 kg/bể, cỡ tôm trung bình 46,9 con/kg và khối lượng tôm trung bình 21,3 g/con. Kết quả nghiên cứu này mở ra hướng nuôi tôm bền vững hơn nhờ tiết kiệm nước và hạn chế phát sinh dịch bệnh trong quá trình nuôi tôm.

Tác giả

Lê Duy Khương

Khoa Môi trường, Trường Đại học Hạ Long

Hoàng Văn Hùng

Khoa Thủy sản, Trường Đại học Hạ Long

Vũ Công Tâm

Trung tâm Khoa học Công nghệ và Bồi dưỡng cán bộ, Trường Đại học Hạ Long

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-02-24
Chuyên mục
Bài viết