Ứng dụng công nghệ tuyển nổi để thu hồi sinh khối tảo trong nước ở một số hồ trên địa bàn thành phố Hà Nội

  • Nguyễn Thị Thu Hà
  • Đinh Tiến Dũng
  • Trần Thị Hạnh
  • Nguyễn Ngọc Tú
  • Trịnh Quang Huy
Từ khóa: hồ phú dưỡng, tảo nổi, thu hồi sinh khối, tuyển nổi không khí phân tán

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện với 03 mẫu nước hồ có các mức độ phú dưỡng khác nhau trên địa bàn thành phố Hà Nội bằng công nghệ tuyển nổi không khí phân tán nhằm thu hồi sinh khối tảo, kiểm soát phú dưỡng và tận thu cacbon hữu cơ. Với các hồ ô nhiễm hữu cơ, suy giảm oxy hòa tan, phú dưỡng đến phú dưỡng cao, hiệu quả tuyển nổi ở quy mô phòng thí nghiệm đạt 28,5 – 77,3%, tỷ lệ nghịch với kích thước bọt khí 0,1 – 1 mm, tỷ lệ thuận với độ sâu cột nước 5 – 20 cm; hiệu quả tốt nhất thu được tại chế độ tuyển nổi với lưu lượng cấp khí là 1,0 L/phút. Công nghệ tuyển nổi đạt hiệu quả cao nhất đối với vi khuẩn lam dạng sợi (Lyngbya và Oscillatoria), thấp hơn đối với vi khuẩn lam dạng tập đoàn, tảo lục và không thích hợp với các đối tượng khác như tảo cát, tảo giáp. Sinh khối tảo sau khi thu hồi có hàm lượng hữu cơ chiếm từ 49 – 82% trong đó chủ yếu là protein và gluxit, tỷ lệ C:N là 15 – 20, có thể tận thu làm nguyên liệu phân bón, biogas, xăng sinh học hoặc vật liệu hấp phụ. 

Tác giả

Nguyễn Thị Thu Hà

Khoa Tài nguyên và Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Đinh Tiến Dũng

Trung tâm Phân tích và Chuyển giao Công nghệ Môi trường, Viện Môi trường Nông nghiệp

Trần Thị Hạnh

Khoa Tài nguyên và Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Nguyễn Ngọc Tú

Khoa Tài nguyên và Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Trịnh Quang Huy

Khoa Tài nguyên và Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-09-15
Chuyên mục
Bài viết