Hát đúm trong lễ hội truyền thống ở huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng

  • Lưu Thị Thanh Hòa
Từ khóa: bảo tồn, biến đổi, hát đúm, phát huy.

Tóm tắt

Hát giao duyên là một trong những thể loại dân ca đặc sắc được hình thành từ đời sống văn hóa của người Việt. Đây là hình thức hát đối đáp nam nữ được phát triển qua quá trình lao động sản xuất, sau đó gắn với các lễ hội. Hát đúm ở Bắc Bộ cũng là một loại hình như vậy. Tuy nhiên, ở Bắc Bộ, nơi mà loại hình nghệ thuật này còn được duy trì trên một diện rộng và mang nét độc đáo trong văn hóa địa phương phải kể đến vùng ven biển Thủy Nguyên, Hải Phòng. Nơi đây, hát đúm chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân lao động. Thông qua hình thức hát đối đáp giao duyên, người dân lao động đã bộc lộ những tình cảm, những khát vọng về tình yêu cuộc sống, tình yêu đôi lứa. Nhưng qua thời gian, hát đúm ở Thủy Nguyên đã có những biến đổi sâu sắc về hình thức, về nội dung, về môi trường hát. Do đó, việc tìm hiểu về những sự biến đổi này của hát đúm là cần thiết. Từ đó, bài viết sẽ phân tích về những vấn đề hiện nay của hát đúm và đưa ra một số giải pháp để bảo tồn, phát huy giá trị tốt đẹp của loại hình nghệ thuật dân ca này. 

Tác giả

Lưu Thị Thanh Hòa

Khoa Văn hóa, Trường Đại học Hạ Long

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-02-13
Chuyên mục
Bài viết