Hiện trạng nuôi cá trắm cỏ (ctenopharyngodone idella) trong lồng trên sông luộc và sông Thái Bình tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

  • Kim Văn Vạn
  • Nguyễn Văn Hòa
  • Kim Minh Anh
  • Vũ Đức Mạnh
  • Trương Đình Hoài
Từ khóa: cá trắm cỏ, Hải Dương, nuôi cá lồng, Tứ Kỳ.

Tóm tắt

Bài báo cung cấp thông tin về hiện trạng nuôi cá lồng trên sông Luộc và sông Thái Bình tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương trên cơ sở điều tra 149 hộ nuôi cá với 1.133 lồng trong thời gian từ tháng 10/2021 – 01/2022. Các lồng nuôi chủ yếu là cá trắm cỏ (85,35%), có kích cỡ phổ biến là 162 m3 (6m × 9m × 3m, chiếm 89,50%). Mật độ thả 12 – 15 con/m3, cỡ 0,5 – 1,0 kg/con, sử dụng thức ăn công nghiệp 100% và cho cá ăn thức ăn xanh thỏa mãn, chỉ tính riêng thức ăn viên có FCR = 2,5. Cá trắm cỏ nuôi 12 – 15 tháng đạt 6,0 kg/con, năng suất đạt 66,1 kg/m3; giá bán trung bình đạt 48.000 đồng/kg cá, chi phí thức ăn công nghiệp chiếm đến trên 80% giá thành sản phẩm. Cá trắm cỏ nuôi lồng thường bị bệnh xuất huyết, tuột vảy, thối mang. Bệnh thường xảy ra nhiều và gây thiệt hại vào các tháng mùa đông (tháng 10 – 12 năm trước đến tháng 1 năm sau) ở cỡ 1,5 – 2,0 kg/con; tỷ lệ chết cộng dồn lên đến 15% tổng số cá thả. Hiện tại, khu vực này đang nuôi cá trắm cỏ tỷ suất lợi nhuận thấp 6,85%. 

Tác giả

Kim Văn Vạn

Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Nguyễn Văn Hòa

Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Kim Minh Anh

Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Vũ Đức Mạnh

Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Trương Đình Hoài

Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-09-15
Chuyên mục
Bài viết