Cảnh quan văn hóa Quảng Ninh trong thơ Quảng Ninh 1975 – 1990

  • Trần Khánh Thành
  • Nguyễn Thị Thủy Tiên
Từ khóa: cảnh quan văn hóa, địa văn hóa, thơ Quảng Ninh, văn học Quảng Ninh.

Tóm tắt

Cảnh quan văn hóa là cảnh quan tự nhiên được sử dụng bởi một nhóm văn hóa, thể hiện nội hàm văn hóa đặc sắc của vùng miền. Cảnh quan văn hóa là một vấn đề trung tâm của địa văn hóa, được vận dụng trong nghiên cứu văn học để khai mở các vỉa tầng ý nghĩa của các hiện tượng văn học. Vùng đất Quảng Ninh chiếm vị trí đắc địa trong chính trị, kinh tế và có bề dày về truyền thống lịch sử, văn hóa đã hun đúc nên một nền thơ đồ sộ, phong phú và đặc sắc. Từ lí thuyết về cảnh quan văn hóa, bài viết sẽ khám phá thơ Quảng Ninh giai đoạn 1975 – 1990 với những tri thức cảnh quan độc đáo, giàu ý nghĩa: từ cảnh quan văn hóa vật chất đa dạng đến cảnh quan văn hóa trải nghiệm sâu sắc.

Tác giả

Trần Khánh Thành

Hội đồng Lí luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương

Nguyễn Thị Thủy Tiên

Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-10-25