Functions of code-switching in Vietnamese TV music contests by judges

  • Nguyễn Thị Hằng
Keywords: chuyển mã ngôn ngữ, chức năng, giám khảo, thi âm nhạc trên truyền hình Việt Nam.

Abstract

Chuyển mã ngôn ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ phổ biến trong song ngữ hoặc đa ngữ, được xác định khi người nói bắt đầu bằng một ngôn ngữ rồi chuyển sang một ngôn ngữ khác trong cùng một cuộc đàm thoại. Trong bài viết này, tác giả trình bày các chức năng của chuyển mã giữa tiếng Việt – ngôn ngữ 1 (L1) và tiếng Anh – ngôn ngữ 2 (L2) của giám khảo trong các cuộc thi âm nhạc trên truyền hình ở Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu định tính được áp dụng và kết quả phân tích từ nguồn dữ liệu đã thu thập được (gồm 30 tập của ba chương trình các mùa thi khác nhau) cho thấy chuyển mã ngôn ngữ của giám khảo trong các chương trình này giữ chức năng về mặt diễn ngôn và chức năng xã hội. Các chức năng này đã được chỉ ra trong hầu hết các nghiên cứu trước đây về hiện tượng chuyển mã ngôn ngữ trong các môi trường giao tiếp khác nhau. Tuy nhiên, hầu như chưa có nghiên cứu nào được thực hiện với các chương trình trên truyền hình. Từ góc nhìn phản biện, tác giả đặt ra câu hỏi vì sao có xu hướng này của người nói trên truyền hình.  Hi vọng kết quả của nghiên cứu này gợi mở hướng nghiên cứu cho chính bản thân tác giả và các tác giả khác trong tương lai về hiện tượng ngôn ngữ phổ biến này trong lĩnh vực giải trí trên truyền hình. 

Tác giả

Nguyễn Thị Hằng

Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Hạ Long

điểm /   đánh giá
Published
2023-06-10
Section
Bài viết