CẢI TIẾN ĐỘ BÓNG BỀ MẶT KÍNH QUANG HỌC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH BÓNG BẰNG DUNG DỊCH HẠT MÀI

  • Phạm Hữu Lộc
  • Trịnh Tiến Thọ

Tóm tắt

Độ bóng bề mặt đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng của sản phẩm. Do đó, cải tiến để tăng độ bóng bề mặt là một nhu cầu cần thiết trong các sản phẩm công nghiệp. Để cải tiến độ bóng bề mặt của kính quang học, một vài phương pháp thông dụng đã được sử dụng như: mài, mài nghiền. Tuy nhiên, độ bóng bề mặt của kính quang học vẫn không cải thiện đáng kế khi sử dụng các phương pháp trên. Vì vậy, nghiên cứu quá trình đánh bóng kính quang học bằng dung dịch hạt mài là rất cần thiết. Dựa vào kết quả thí nghiệm theo phương pháp Taguchi và tỷ số S/N, các thông số đánh bóng tối ưu được xác định, gồm vật liệu hạt mài là nhôm oxit (Al2O3), nông đô hạt mài 20%, góc tác động là 40º, khoảng cách từ vòi phun đến bề mặt đánh bóng là 12 mm, áp suất phun là 5 kgf/cm2, thơi gian đánh bóng là 45 phut. Độ nhám bề mặt (Ra) của mẫu thí nghiệm được cải tiến từ 0,35 µm đến 0,018 µm khi  sử dụng các thông số đánh bóng tối ưu. 

Từ khóa: Đánh bóng, độ nhám bề mặt, phương phap Taguchi, Anova, kinh quang học.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-01-03
Chuyên mục
Bài viết