NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY TỚI QUÁ TRÌNH SINH CHITINASE TỪ NẤM MỐC (Aspergillus sydowii)

  • Đào Thị Mỹ Linh
  • Nguyễn Thị Quỳnh Mai
  • Bùi Thiên Kim Thu
  • Nguyễn Đình Triều Vũ
  • Nguyễn Đăng Khoa
  • Sơn Thiên Nga
  • Kiều Yến Vy
  • Trần Quỳnh Hoa
Từ khóa: Aspergillus sydowii, chitinase, chitin, vỏ tôm

Tóm tắt

Các enzyme thuộc nhóm chitinase nhận được sự chú ý ngày càng tăng do có nhiều ứng dụng, một số đã được sản xuất công nghiệp có nguồn gốc từ vi sinh vật như Aspergillus, Bacillus, Trichoderma. Nghiên cứu nhằm mục đích khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng và khả năng tận dụng vỏ tôm làm cơ chất cảm ứng thay cho chitin công nghiệp trong quá trình sinh enzyme có hoạt tính chitinase từ Aspergillus sydowii. Các yếu tố ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy tới hoạt tính của chitinase được khảo sát bao gồm nguồn nitơ từ urea, peptone, độ ẩm (40 - 70%), các loại khoáng (Cu2+, Fe2+, Pb2+), dung dịch trích ly là đệm photphate có pH 6,0 đến 7,5, ảnh hưởng của bột vỏ tôm so với chitin công nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn nitơ là urê với hàm lượng 0,33 g (w/w), độ ẩm 50%, dung dịch trích ly có pH 7,0 là tốt nhất cho sự phát triển và sinh tổng hợp enzyme chitinase. Ngược lại, các ion khoáng Cu2+ , Fe2+ và Pb2+ đều là tác nhân gây ức chế sự phát triển và sinh enzyme có hoạt tính chitinase của Aspergillus sydowii. Việc tận dụng nguồn vỏ tôm để làm cơ chất cảm ứng giúp tăng thêm giá trị ứng dụng từ nguồn nguyên liệu này.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-10-13
Chuyên mục
Bài viết