THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG CHỊU MẶN CỦA CÁ TRẮM ĐEN (Mylopharyngodon piceus) GIAI ĐOẠN GIỐNG

  • Kim Văn Vạn
  • Đoàn Thị Nhinh
  • Trịnh Thị Trang

Tóm tắt

      Hai thí nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá khả năng chịu mặn của cá trắm đen (Mylopharyngodonpiceus) giai đoạn giống. Trong thí nghiệm 1, khả năng chịu mặn của cá trắm đen thực hiện bằng cách chuyển cá trực tiếp từ nước ngọt vào các lô thí nghiệm có độ mặn 0, 10, 13, 15, 17, 20‰ trong khi thí nghiệm 2 được bố trí ở các độ mặn tương tự thí nghiệm 1 nhưng cá đã được thuần hóa bằng cách tăng dần độ mặn cho tới khi đạt tới độ mặn thí nghiệm. Cá thí nghiệm có kích cỡ 45 ± 0,3 gam/con được bố trí trong các thùng nhựa có dung tích 120 lít với số lượng 15 con/thùng. Kết quả thí nghiệm 1 cho thấy trong điều kiện cá không được thuần hóa độ mặn thì cá sống 100% ở ngưỡng 13‰, trong khi đó cá chết 100% sau khoảng 102 giờ ở 15‰; sau 12 giờ ở 17‰ và sau 4 giờ ở 20‰. Tương tự, kết quả thí nghiệm 2 cho thấy trong điều kiện cá được thuần hóa độ mặn thì cá sống 100% cũng ở 13‰ và có hiện tượng chết nhanh ở các ngưỡng độ mặn cao hơn. So sánh kết quả của hai thí nghiệm cho thấy cá có khả năng sống tốt trong môi trường có độ mặn 13‰, trong khi đó ở độ mặn 15‰ cá được thuần hóa sống lâu hơn cá không được thuần hóa, còn ở độ mặn từ 17‰ cá chết nhanh và không có sự khác biệt ở cả 2 điều kiện. Tốc độ tăng trưởng của cá cao nhất ở lô thí nghiệmđộ mặn 0‰ là 7,9a ± 0,61 (gam/con/tuần) và thấp nhất ở lô thí nghiệm độ mặn 13‰ với 5,6c ± 1,12 (gam/con/tuần). Qua kiểm tra mô học, không thấy có sự biến đổi về hình dạng cấu trúc mô mang và mô thận của cá ở các lô có độ mặn 0, 10, 13‰, rieeng cá thí nghiệm ở độ mặn 15‰ thấy có biểu hiện mô mang bị co rúm, mất nước, mô thận xuất hiện các khoảng không bào lớn.

 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-06-02
Chuyên mục
CHĂN NUÔI - THÚ Y - NUÔI TRỒNG THỦY SẢN