KHẢO SÁT KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH BẠC LÁ, ĐẠO ÔN, RẦY NÂU CỦA 4 GIỐNG LÚA PHỤC TRÁNG: NẾP ĐÈO ĐÀNG, TẺ PUDE, BLECHÂU VÀ KHẨU DAO

  • Phan Hữu Tôn

Tóm tắt

      Việt Nam là một trong những trung tâm khởi nguyên của cây lúa nên có nguồn gen vô cùng phong phú. Đặc biệt ở nước ta tồn tại rất nhiều giống lúa địa phương mang gen kháng sâu bệnh và những tính trạng quý hiếm cho công tác chọn tạo giống. Trong nghiên cứu này, 4 giống lúa địa phương nếp Đèo đàng, tẻ Pude, Blechâu và Khẩu dao được khảo sát về khả năng kháng bệnh bạc lá, đạo ôn và rầy nâu bằng lây nhiễm nhân tạo sử dụng 10 chủng vi khuẩn gây bệnh bạc lá miền bắc Việt Nam, 2 quần thể rầy nâu và 3 isolate nấm đạo ôn. Đồng thời sử dụng các chỉ thị phân tử DNA để xác định khả năng chứa gen kháng bệnh bạc lá như: chỉ thị MP2 xác định khả năng chứa gen kháng Xa4, chỉ thị P3 xác định gen kháng Xa7, chỉ thị YL155/YL 87 phát hiện khả năng chứa gen Pi-ta kháng bệnh đạo ôn chỉ thị RG457L phát hiện gen Bph10 kháng rầy nâu. Kết quả thu được giống Blechâu chứa 3 gen kháng Xa4, Xa7 và Pi-ta, Khẩu dao mang gen Xa4 Bph10, giống nếp Đèo đàng chứa gen Xa7Pi-ta, tẻ Pude mang gen Xa4 Bph10. Các giống chứa các gen kháng đều kháng tốt hữu hiệu với các chủng vi khuẩn gây bệnh bạc lá, đạo ôn và rầy nâu được nghiên cứu.

 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-07-25
Chuyên mục
NÔNG HỌC