ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS TRONG THÀNH LẬP BẢN ĐỒ THẢM PHỦ LƯU VỰC SREPOK VÙNG TÂY NGUYÊN

  • Nguyễn Thị Ngọc Quyên
  • Nguyễn Công Tài Anh
  • Bùi Tá Long
  • Nguyễn Kim Lợi

Tóm tắt

    Quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên theo lưu vực sông là xu thế tất yếu để tiến tới quản lý và sử dụng bền vững. Tuy nhiên, tại Việt Nam, nguồn tài nguyên được quản lý theo đơn vị hành chính nên thông tin và số liệu nằm rải rác ở nhiều nơi, chất lượng khác nhau và không sẵn sàng chia sẻ gây ra khó khăn trong công tác nghiên cứu khoa học. Mục tiêu của nghiên cứu là ứng dụng tư liệu viễn thám kết hợp với GIS xây dựng bản đồ thảm phủ nhằm chính xác hóa tư liệu đầu vào, phục vụ cho các nghiên cứu được tiến hành trên lưu vực Srepok. Quá trình phân tích và phân loại có kiểm định trên ảnh Landsat 8 OLI lưu vực Srepok năm 2015 cho kết quả tốt với chỉ số Kappa trên 0,69 và độ chính xác toàn cục 73,53%. Kết quả, bản đồ thảm phủ khu vực nghiên cứu được thành lập với 7 lớp khác nhau gồm rừng thường xanh, rừng rụng lá, rừng hỗn giao, cây lâu năm, cây hàng năm, đất chuyên dùng và mặt nước.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-07-27
Chuyên mục
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG