MỘT SỐ TẬP TÍNH HOẠT ĐỘNG CỦA SÂU ĂN LÁ HỒNG Hypocala subsatura Guene (LEPIDOPTERA: NOCTUIDAE) GÂY HẠI TRÊN CÂY HỒNG NGỌT MC1 NHẬP NỘI (FUYU) TẠI TỈNH HÒA BÌNH

  • Lê Quang Khải
  • Nguyễn Viết Tùng
  • Lê Đức Khánh

Tóm tắt

      Sâu ăn lá hồng Hypocala subsatura Guenne là một trong những loài dịch hại chính trên cây hồng ngọt nhập nội MC1 (Fuyu) ở Hòa Bình. Chúng chủ yếu tập trung gây hại vào giai đoạn cây ra lộc xuân làm cây sinh trưởng kém, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ra hoa, đậu quả cũng như chất lượng của quả hồng về sau. Trong điều kiện được ăn thêm mật ong 10%, thời gian sống của ngài cái kéo dài tới 13,5 ngày, ngài đực sống ngắn hơn, chỉ khoảng 12,2 ngày. Sau ngày vũ hóa, ngài cái bắt đầu đẻ trứng, đẻ rộ vào các ngày đẻ trứng thứ 4,5,6. Sức đẻ trứng trung bình của ngài cái là 208 quả. Ngài đẻ trứng vào ban đêm, đẻ rải rác từng quả vào mặt trên lá non

ở các tầng cành phía dưới nơi có ít ánh sáng trực xạ. Sau khi kết thúc hoạt động sinh sản, ngài cái có thể sống thêm 1 - 2 ngày và ngài đực từ 0 - 1 ngày. Khi hóa nhộng, có tới 70% sâu hóa nhộng trên mặt đất trong những chiếc kén sơ sài kết bằng lá khô và các mảnh tàn dư thực vật khác; 26,67% hóa nhộng trong các kẽ đất ở độ sâu 0 - 3cm và 3,33% ở độ sâu hơn 3cm.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-09-26
Chuyên mục
NÔNG HỌC