Sự tạo cây vô tính thông qua nuôi cấy bao phấn ở cây dâu tây phản ứng trung tính với ánh sáng

  • Truong Xuan Nguyen
  • Ye-Su Song
  • and Sung-Min Park

Tóm tắt

      Phương pháp nuôi cấy bao phấn được ứng dụng rộng rãi trong tạo cây vô tính. Nghiên cứu của chúng tôi đã tiến hành đánh giá ảnh hưởng của giai đoạn phát triển của hạt phấn, chất điều tiết sinh trưởng, sự tương tác giữa tuổi mô sẹo và nuôi trường nuôi cấy đến sự tạo cây vô tính ở cây dâu tây phản ứng trung tính với ánh sáng. Thêm vào đó, chỉ thị phân tử SSRs cũng được khảo sát để xác định cây tái sinh đồng hợp tử. Hạt phấn ở giai đoạn đơn nhân đã cho sự phản ứng tốt nhất. Hầu hết mô sẹo thu được trên môi trường Dumas De Vaulx (C – medium) chứa 0,4 mg benzyl adenine (BA) + 0,1 mg 3-indole acetic acid (IAA) + 2,0 mg 2,4-Dichlorophenoxyacetic acid (2,4-D). Tổ hợp chất điều tiết sinh trưởng (1 mg BA + 2 mg IAA) trong môi trường MS cho tỷ lệ cây tái sinh cao nhất (10,0%). Sự kết hợp giữa môi trường Gamborg (B5) và mô sẹo 2 tháng tuổi đã cho số mầm tạo thành cao nhất (7,1 mầm). Phân tích độ bội của cây tái sinh bằng đếm nhiễm sắc thể cho thấy 50% là cây bát bội, 10% cây lục bội, 35% cây lệch bội và 5% cây tứ bội (đơn bội). Sử dụng 30 bộ mồi SSRs, chúng tôi nhận thấy 10 cây bát bội được hình thành từ bao phấn giống cây mẹ hoàn toàn về di truyền. Kết quả đã chỉ ra rằng không có cây đồng hợp tử được tạo ra trong nuôi cấy bao phấn. Điều này đã chứng thực rằng tất cả cây tái sinh được hình thành từ tế bào sinh dưỡng. Chính vì vậy, nuôi cấy bao phấn có thể là phương pháp hiệu quả mới trong tạo cây đơn bội và nhân nhanh trên cây dâu tây phản ứng trung tính với ánh sáng.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-09-26
Chuyên mục
KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ