MỘT SỐ CHỈ TIÊU NÔNG HỌC, SINH LÝ LIÊN QUAN ĐẾN KHẢ NĂNG CỐ ĐỊNH ĐẠM CỦA VI KHUẨN NỐT SẦN (RHIZOBIUM) Ở CÂY ĐẬU TƯƠNG TẠI THỜI ĐIỂM RA HOA TRONG ĐIỀU KIỆN ÚNG

  • Vũ Tiến Bình
  • Nguyễn Việt Long

Tóm tắt

      Thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện nhà lưới có mái che tại Học viện Nông Nghiệp Việt Nam nhằm đánh giá ảnh hưởng của ngập úng đến một số chỉ tiêu nông học, sinh lý liên quan đến khả năng cố định đạm của vi khuẩn nốt sần (Rhizobium) ở cây đậu tương thời kỳ ra hoa. Hạt giống được gieo trong chậu có đường kính 25cm chứa 6kg đất. Sau khi cây bắt đầu ra hoa tiến hành xử lý ngập và duy trì mực nước 3cm trong thời gian một tuần. Kết quả thí nghiệm cho thấy, ngập úng làm giảm rõ số lượng và khối lượng nốt sần, diện tích lá, hàm lượng diệp lục tổng số, cường độ quang hợp, khả năng tích lũy chất khô, hiệu suất quang hợp thuần, hàm lượng đạm tổng số trong lá và năng suất cá thể. Khả năng chịu úng và phục hồi của hai giống D140 và D912 là tốt nhất, cho năng suất cá thể cao hơn (4,85 và 4,67 g/cây). Giống AK03 bị ảnh hưởng nhiều nhất, cho năng suất thấp (3,55 g/cây).

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2017-09-28
Chuyên mục
NÔNG HỌC