Chế độ đãi ngộ của triều Lê - Trịnh đối với người đỗ đạt trong thế kỷ XVII – XVIII

  • Trịnh Thị Hà
Từ khóa: Chế độ đãi ngộ, Triều Lê - Trịnh, Khoa cử Nho học

Tóm tắt

Triều Lê - Trịnh rất quan tâm đến giáo dục và khoa cử Nho học, coi đây là một trong những phương thức quan trọng để đào tạo, tuyển chọn nhân tài cho chính quyền quân chủ. Triều đình đã tổ chức khá đều đặn các kì thi Hương, thi Hội, thi Đình để tuyển chọn Tiến sĩ; đồng thời mở thêm một số khoa thi khác như Đông các, Sĩ vọng, Hoành từ, Chế khoa,... nhằm tuyển chọn nhân tài vào trong bộ máy Nhà nước. Để động viên, khích lệ người đỗ đạt cả về đời sống vật chất và tinh thần, triều Lê - Trịnh đã thực thi nhiều chế độ đãi ngộ khác nhau như xướng danh, đề tên trên bảng vàng, bổ dụng chức quan, cấp cho lương bổng,... Nhờ đó, các Nho sĩ của triều Lê - Trịnh đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển vững bền của quốc gia trong hai thế kỷ XVII, XVIII.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-07-08
Chuyên mục
Bài viết