Tư duy cộng đồng trong triết học chính trị của Alasdair Macintyre

  • Nguyễn Hùng Vương
  • Mai Thị Hồng Liên
Từ khóa: MacIntyre, chủ nghĩa cộng đồng, phê bình triết học, cộng đồng chính trị, triết học chính trị

Tóm tắt

Chúng ta có thể sử dụng cộng đồng như một lăng kính để khám phá chủ
nghĩa cộng đồng của Alasdair MacIntyre, đó là những vấn đề lý luận về tự thân, đạo đức và
công lý. MacIntyre được biết đến là một triết gia xây dựng thành công khái niệm đạo hạnh
(virtue ethics) xuyên suốt từ Plato, Aristotle sang Thomas Aquinas và Emmanuel Kant, nối kết
cả với Karl Marx gắn liền các công trình nổi tiếng như: Marxism: An Interpretation, 1953, A Short
History of Ethics,1966, After Virtue,1981 cùng rất nhiều nghiên cứu về hàng loạt chủ đề, bảo
gồm thần học, triết học Mác, siêu hình học và lịch sử triết học. Điểm đặc biệt trong triết học,
MacIntyre chủ trương chúng ta cần ưu tiên cộng đồng hơn cá nhân, phản đối chủ nghĩa tự
do cá nhân; trong lý thuyết đạo đức và khẳng định điều tốt cộng đồng phải được ưu tiên hơn
quyền cá nhân, chống lại quan điểm của các nhà tự do chủ nghĩa cho rằng quyền được ưu tiên
hơn điều tốt. Bên cạnh đó, MacIntyre đề cao nguyên tắc công bằng trong phân phối công lý,
chống lại nguyên tắc bình đẳng về quyền của chủ nghĩa tự do. Tuy nhiên, lý luận tự thân, đạo
đức và công lý của MacIntyre cũng gặp phải một số khó khăn nhất định không thể vượt qua.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-11-09
Chuyên mục
Bài viết