NGHIÊN CỨU NGỮ VĂN VÀ CÔNG BỐ QUỐC TẾ

  • Huy Bắc Lê
Từ khóa: nghiên cứu sinh, Pháp học, Nga học, Việt học, WoS/Scopus

Tóm tắt

Bài báo phác thảo thành tựu ngữvăn học từ đầu thế kỉ20 đến nay. Qua các tác giả và công trình tiêu biểu, chúng tôi chia lịch sử nghiên cứu ngữ văn ra làm ba thời kì: Pháp học, Nga học và Việt học. Tập trung chủyếu vào giai đoạn Việt học, chúng tôi lập bảng khảo sát các nhà nghiên cứu ngữ văn dưới 70 tuổi với các công trình công bốquốc tếthuộc hai nhóm: danh mục tạp chí WoS/Scopus và các tạp chí khác, để đi đến ba kết luận: 1. Các nhà nghiên cứu ngữ văn được đào tạo trong nước có công bố quốc tếnhiều gấp 4 lần số người được đào tạo nước ngoài. 2. Do khả năng công bố quốc tế khá tốt trong thời gian ngắn (tập trung khoảng 5 năm trở lại với hơn 50 bài WoS/Scopus) chúng tôi đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trong đào tạo tiến sĩ, người hướng dẫn và nghiên cứu sinh phải có bài báo WoS/Scopus để đẩy mạnh hơn việc thăng hạng thứ bậc đại học và quốc gia. 3. Chính phủ cần xem lại các đề án cửngười đi học nước ngoài. Với ngành ngữ văn, việc học nước ngoài hầu như không mang lại hiệu quả như mong đợi, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên dành kính phí đó để đầu tư vào các nhóm nghiên cứu ngữ văn mạnh trong nước. Giáo sư hướng dẫn chịu trách nhiệm đào tạo và gửi NCS đi thực tập hoặc nghiên cứu ở nước ngoài, nếu cần thiết.

Tác giả

Huy Bắc Lê

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Việt Nam 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-07-21
Chuyên mục
UED Journal of Social Sciences, Humanities and Education