Tương tác mùi vị và sự phân chia cảm giác

  • Nguyen, D. Hoang
  • C Dacremont
  • D Valentin

Tóm tắt

Tương tác mùi vị thường được nghiên cứu bằng cách yêu cầu cảm quan viên ước lượng cường độ vị của các chất tạo vị trong dung dịch đơn hoặc trong hỗn hợp với các chất tạo mùi. Chúng tôi đề xuất một phương pháp khác để nghiên cứu các tương tác mùi vị dựa trên học thuyết về sự chú ý có lựa chọn (selective attention paradigm) của Garner (1974). Học thuyết này dựa trên nguyên tắc sau đây: nếu hai chiều cảm nhận là độc lập nhau (nghĩa là không có tương tác), năng lực phân nhóm trên một chiều sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự dao động trên chiều còn lại. Hai tổ hợp gồm hai chiều cảm nhận được khảo sát với các tác nhân kích thích dao động ở các mức khác nhau của: nồng độ đường/vani và nồng độ acid citric/mùi chanh. Đối với cả hai tổ hợp, kết quả cho thấy năng lực phân nhóm trên một chiều trong trường hợp chiều còn lại thay đổi ở các mức khác nhau luôn luôn thấp hơn so với trường hợp chiều còn lại không đổi. Kết quả này cho thấy có sự tương tác giữa hai chiều cảm nhận. Thí nghiệm này cho thấy tiềm năng ứng dụng của học thuyết sự chú ý có lựa chọn trong nghiên cứu tương tác mùi vị.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2014-10-15
Chuyên mục
Articles