Quần xã tảo silic bám và mối quan hệ của chúng với chất lượng môi trường nước sông Đáy - Nhuệ

  • Dương Thị Thủy
  • Hoàng Trung Kiên
  • Vũ Thị Nguyệt
  • Lê Thị Phương Quỳnh
  • Đặng Đình Kim

Tóm tắt

Ở nước ta hiện nay, tốc độ đô thị hoá, gia tăng dân số, phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hoá … đã và đang có ảnh hưởng không nhỏ đến ô nhiễm nguồn nước. Các quá trình này thường đi kèm với các loại hình chất thải phần lớn chưa qua xử lí được đưa vào môi trường tự nhiên, là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm ở các mức độ khác nhau và làm mất cân bằng sinh thái các thuỷ vực. Trước thực trạng đó, nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường nước nhằm góp phần cho việc bảo vệ và quản lí nguồn nước là rất cần thiết. Mọi sinh vật đều có thể sử dụng làm chỉ thị sinh học trong quan trắc và đánh giá chất lượng nước, tuy nhiên mỗi nhóm đều có những ưu, khuyết điểm nhất định. Trong số các nhóm sinh vật chỉ thị, tảo silíc là nhóm có tính ưu việt nổi trội và thường được sử dụng trong nhiều nghiên cứu đánh giá chất lượng nước do chúng có chu trình phát triển ngắn, phân bố rộng, phản ứng nhanh với các thay đổi của các điều kiện môi trường, tài liệu phân loại rất phong phú... Vì vậy, bài báo muốn xác  định cấu trúc quần xã tảo silíc bám trong môi trường nước sông Nhuệ - Đáy và nghiên cứu mối quan hệ giữa quần xã tảo silíc bám và chất lượng nước của hệ thống sông này. Thành phần tảo silic bám trong sông Nhuệ - Đáy khá phong phú.  Đã xác định được 183 loài và dưới loài tảo thuộc 7 họ trong đó chi NPAL (Nitzschia palea) có số lượng loài lớn nhất (chiếm 32,8% tổng số loài).

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2014-11-05
Chuyên mục
Articles