Thành phần loài động vật phù du vịnh Đà Nẵng

  • Mai Kiên Định
  • Nguyễn Hải Anh
  • Nguyễn Hoàng Anh
  • Dư Văn Toán

Tóm tắt

Tại vùng biển vịnh Đà Nẵng đã xác định được tổng số có 53 loài thuộc 31 chi, 24 họ, 10 bộ, 7 lớp và 4 ngành, trong đó, ngành Chân khớp (Athropoda) có số loài nhiều nhất với 46 loài chiếm tỷ lệ 86,79%, tiếp đến là ngành Hàm tơ (Chaetonatha) có 4 loài chiếm tỷ lệ 7,55%, ngành Thân mềm (Mollusca) có 2 loài chiếm tỷ lệ 3,77% và ngành Giun đốt (Annelida) có 01 loài, chiếm tỷ lệ 1,89%. Về phân bố cho thấy trung bình mỗi trạm xuất hiện hơn 36 loài trong đó nhiều nhất là tại trạm mẫu động vật phù du (ĐVPD) 185 có 53 loài, tiếp đến là trạm ĐVPD 182 có 52 loài; tiếp đến là trạm ĐVPD 188 có số lượng 51 loài, các trạm có số lượng 50 loài là trạm ĐVPD 193 và trạm ĐVPD 204; số lượng loài thấp nhất là tại trạm mẫu ĐVPD 24 có 21 loài, tiếp theo là các trạm ĐVPD 26, ĐVPD 32, ĐVPD 47, ĐVPD 51, ĐVPD 129 có 22 loài, các trạm ĐVPD 7, ĐVPD 13, ĐVPD 31, ĐVPD 40, ĐVPD 41, ĐVPD 50 có 23 loài, còn lại các trạm hầu hết xuất hiện từ 24 - 49 loài. Về tần suất xuất hiện cho thấy loài Evadne nordmani (Loven, 1836) có tần suất xuất hiện cao nhất là 216/250, tiếp đến là loài Conchoecia imbricata (Brady, 1880) có tần suất xuất hiện là 214/250; thấp nhất là loài Sagitta minima (Grassi, 1881) có tần suất xuất hiện là 66/250 và loài Sagitta neglecta (Aida, 1897) có tần suất xuất hiện là 85/250; tần suất xuất hiện trung bình là 172/250. Kết quả tính toán chỉ số đa dạng sinh học cho thấy, khu vực này có mức độ đa dạng sinh học thấp, thành phần loài kém đa dạng, phong phú (H’ = 1,9).

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-12-27