NGÔN NGỮ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG Ở VIỆT NAM

  • Tạ Văn Thông
  • Tạ Quang Tùng

Tóm tắt

Hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ các dân tộc thiểu số  hướng tới đối tượng chính là dân tộc thiểu số, giúp cho các dân tộc có một không gian riêng, để tiếp nhận thông tin và nói lên nguyện vọng của mình.Bài viết này trình bày thực tế truyền thông ngôn ngữ và một số vấn đề đang đặt ra đối với ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số trong truyền thông (phát thanh và truyền hình), ở Việt Nam hiện nay. Nguyên tắc là tôn trọng quyền tự do ngôn luận; đảm bảo sự bình đẳng và quyền cá nhân; tôn trọng sự đa dạng văn hóa và ngôn ngữ....; từ đó đề xuất một số giải pháp về: Yêu cầu đối với ngôn ngữ; tiếng địa phương; chữ viết; từ ngữ; vai trò và trách nhiệm của cơ quan truyền thông, nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng ngôn ngữ các dân tộc thiểu số trong truyền thông.Truyền thông ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số phải mang đến cho người nghe, người xem những nội dung hấp dẫn, những hình ảnh chân thực và thời sự..., và cần được diễn tả bằng hoặc đi kèm ngôn ngữ dân tộc thiểu số. Đặc biệt, ngôn ngữ này phải súc tích, mạch lạc, dễ nghe, dễ hiểu và gần gũi. Trên truyền thông, ngôn ngữ vừa có vai trò truyền tải nội dung, vừa như một thành tố văn hóa truyền thống và là phương tiện nối kết cộng đồng. Nhờ được sử dụng, ngôn ngữ dân tộc thiểu số có lý do để tồn tại và phát triển, trở nên sắc bén, giàu sức sống.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-02-09
Chuyên mục
Khoa học, Giáo dục và Công nghệ