VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI THÁI Ở HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI MÔNG Ở HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

  • Quản Minh Phương

Tóm tắt

Bài viết trình bày khái quát thực trạng phát huy các yếu tố văn hoá truyền thống của dân tộc Thái ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La và văn hóa truyền thống của dân tộc Mông ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai trong hoạt động du lịch. Những sắc màu rực rỡ của thổ cẩm người Mông, những điệu múa độc đáo của người Thái, những ngôi nhà trình tường, nhà sàn kiên cố… đã trở thành những tài nguyên du lịch nhân văn cuốn hút khách du lịch. Qua đó, khẳng định vai trò quan trọng của văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước đồng thời khẳng định phát triển du lịch dựa trên văn hoá tộc người là hướng đi hết sức đúng đắn. Những kết quả của hoạt động du lịch tại hai địa phương miền núi được đưa ra gắn với hai tộc người Thái và Mông mang sắc thái điển hình cho văn hoá vùng Tây Bắc đã góp phần đánh giá được tầm quan trọng của hoạt động kinh tế du lịch trong sự phát triển kinh tế chung của cả vùng Tây Bắc, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. 
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-02-09
Chuyên mục
Văn hóa truyền thống và phát triển