ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC LÀNG XÃ CỔ TRUYỀN Ở VÙNG NÚI TÂY BẮC (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP LÀNG CỦA DÂN TỘC MÔNG VÀ DÂN TỘC THÁI)

  • Huy Hà Triệu
Từ khóa: Tổ chức làng xã cổ truyền; Dân tộc Mông; Dân tộc Thái; Miền núi; Tây Bắc; Giải pháp.

Tóm tắt

Trong thời kỳ hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Việt Nam cần
phải giải quyết mối quan hệ giữa bản sắc văn hóa và phát triển,
truyền thống và hiện đại. Văn hóa Việt Nam không chỉ là sự đóng
góp của người Kinh mà còn là đóng góp của các dân tộc thiểu số
khác. Trong đó, vùng núi Tây Bắc nước ta là địa bàn cư trú của
nhiều dân tộc thiểu số. Chính vì vậy, việc nghiên cứu những đặc
điểm chung trong cấu trúc làng xã, tổ chức xã hội, phong tục tập
quán của các làng xã miền núi phía Bắc rất quan trọng, góp phần
thực hiện chủ trương đưa nông thôn gần thành thị hơn, xóa bỏ sự
chênh lệch giàu nghèo, khác biệt về văn hóa, củng cố khối đại
đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Từ đó,
đề xuất xây dựng chính sách phát triển nông thôn mới cho các
dân tộc thiểu số Tây Bắc. Do giới hạn của bài báo khoa học, nên
chúng tôi khảo sát hai trường hợp, đó là làng của dân tộc Mông
và dân tộc Thái.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-07-27
Chuyên mục
Văn hóa truyền thống và phát triển