PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG Ở KHU VỰC ĐÔNG BẮC TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY

  • Dũng Nguyễn Duy
Từ khóa: Phát triển kinh tế bền vững; Đoàn kết các dân tộc; Đồng bào các dân tộc; Khu vực Đông Bắc; Hội nhập quốc tế.

Tóm tắt

Đông Bắc được xem là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế và an ninh quốc phòng của nước ta, gồm các tỉnh (Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh). Là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, với những giá trị văn hóa truyền thống phong phú, đặc sắc. Trong suốt quá trình phát triển, đặc biệt là trong những năm đổi mới, đồng bào các dân tộc ở các tỉnh khu vực Đông Bắc đã đoàn kết, gắn bó, cùng nhau phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo sinh kế, từng bước tạo chuyển biến tích cực trên mọi mặt của đời sống xã hội. Mặc dù, có nhiều thuận lợi, nhưng các tỉnh Đông Bắc vẫn là một trong những khu vực nghèo so với các vùng khác trong cả nước. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và khu vực Đông Bắc nói riêng. Nhờ đó, kinh tế - xã hội ở vùng núi Đông Bắc đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển cũng đã và đang làm nảy sinh nhiều khó khăn thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực Đông Bắc. Vì vậy, trong thời gian tới cần có những giải pháp phù hợp, kịp thời thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững ở vùng này để Đông Bắc đủ điều kiện hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-03-30
Chuyên mục
Chiến lược và Chính sách Dân tộc