ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRONG LUẬT TỤC MNÔNG (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP: CHƯƠNG IV - VỀ PHONG TỤC TẬP QUÁN)

  • Tùng Tạ Quang
Từ khóa: Dân tộc Mnông; Luật tục; Tây Nguyên; Tiếng Mnông; Văn nghệ dân gian.

Tóm tắt

Luật tục là những quy định, phép tắc ứng xử có từ lâu đã trở thành nền nếp, buộc mọi người phải tuân theo ở phạm vi cộng đồng hẹp (thường là làng xã). Bài viết phân tích và chỉ ra những đặc điểm ngôn ngữ của luật tục Mnông, qua một nghiên cứu trường hợp: Chương IV – Về phong tục tập quán. Từ đó, góp phần nghiên cứu có hệ thống về luật tục các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, hướng tới bảo tồn và phát huy những giá trị tích cực trong luật tục cổ truyền của cộng đồng.
Ngôn ngữ trong luật tục Mnông rất gần với ngôn ngữ thơ (là “lời nói có vần”). Về hình thức, luật tục có rất nhiều câu (dòng) liên kết với nhau theo thể, vần và nhịp. Số từ của các câu thơ trong luật tục Mnông rất đa dạng, cách gieo vần rất biến ảo, nửa tự do nửa cách luật. Về ngữ nghĩa, luật tục Mnông gồm các chương và rất nhiều điều khoản; các trường từ vựng – ngữ nghĩa: động vật; đồ vật; không gian; thực vật; tâm linh, tín ngưỡng; hiện tượng tự nhiên...

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-03-30
Chuyên mục
Văn hóa truyền thống và phát triển