GIÁ TRỊ CỦA CHIẾC GẬY CHỌC LỖ TRA HẠT TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI KHƠ-MÚ VÙNG TÂY BẮC

  • Vĩnh Mai Thị Hồng
Từ khóa: Người Khơ-mú; Khu vực Tây Bắc; Gậy chọc lỗ; Công cụ lao động; Nhạc cụ.

Tóm tắt

Người Khơ-mú là một trong các dân tộc thiểu số cư trú tập trung ở khu vực Tây Bắc nước ta. Trong quá trình lao động sản xuất, người Khơ-mú đã tích lũy được vốn văn hóa khá phong phú. Đặc điểm văn hóa của dân tộc Khơ-mú luôn thể hiện mối quan hệ gắn bó mật thiết với thiên nhiên núi rừng, tập quán canh tác nương rẫy và đời sống sinh hoạt của cộng đồng. Hình ảnh chiếc gậy chọc lỗ tra hạt là một trong những biểu hiện của mối liên hệ về tập quán, điều kiện, môi trường canh tác và đời sống sinh hoạt của người Khơ-mú. Gậy chọc lỗ tra hạt là công cụ lao động gắn với phương thức sản xuất truyền thống “chọc lỗ tra hạt” trên nương rẫy của người Khơ-mú; là vật gắn với sinh hoạt tín ngưỡng đồng thời là một loại nhạc cụ dân gian đặc sắc của dân tộc. Thông qua việc khảo cứu về loại hình công cụ này, bài viết phân tích vai trò, vị trí của gậy chọc lỗ trong đời sống văn hóa của người Khơ-mú ở khu vực Tây Bắc trong truyền thống, hiện tại và trong phát triển du lịch tại địa phương hiện nay.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-03-30
Chuyên mục
Văn hóa truyền thống và phát triển