MỘT SỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC THẨM PHÁN, HỘI THẨM XÉT XỬ ĐỘC LẬP, CHỈ TUÂN THEO PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
Tóm tắt
Nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là một trong những nguyên tắc đặc thù của việc thực hiện quyền tư pháp, được hệ thống tòa án nước ta đã và đang vận hành trong nhiều năm qua. Tuy nhiên trên thực tế, thẩm phán, hội thẩm có thể bị tác động từ phía luật sư, các tổ chức, cá nhân, các cơ quan nhà nước, làm sai lệch quá trình tố tụng, làm ảnh hưởng không ít tới hoạt động tố tụng nhằm hướng tới việc xét xử có lợi cho mình và làm cản trở việc thực hiện nguyên tắc này. Bài viết này đề cập hai vấn đề: (i) Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của việc quy định nguyên tắc này; (ii) Các yếu tố tác động đến việc thực hiện nguyên tắc này, dựa trên kết quả khảo sát 100 vụ án hình sự ngẫu nhiên thông qua các bản án, biên bản nghị án và tiến hành phỏng vấn 50 vị thẩm phán, hội thẩm để lấy ý kiến về việc thực thi nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong thực tiễn xét xử các vụ án hình sự. Qua đó tác giả đưa ra các giải pháp cụ thể để nâng cao việc thực hiện nguyên tắc này.