GIAO ĐẤT GIAO RỪNG HUYỆN KRÔNG NÔ: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA

  • Phan Quang Trung
Từ khóa: Giao đất giao rừng, Tài nguyên rừng, Krông Nô, Đắk Nông

Tóm tắt

Việt Nam đã có khung pháp lý và chính sách cơ bản cho công tác giao đất, giao rừng, được thể hiện trong 2 bộ luật lớn, đó là Luật Đất đai năm 2013, Luật Lâm nghiệp năm 2017. Có thể nói, đến nay chính sách GĐLN đã tạo ra được động lực quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất lâm nghiệp. Phần lớn các hộ gia đình đã chủ động tổ chức sản xuất trên đất được giao, tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho các hộ gia đình nông
thôn miền núi. Với việc thay đổi quan điểm, nhận thức trong phân quyền quản lý lâm nghiệp đã mở rộng đối tượng được giao đất, giao rừng, thu hút được mọi thành phần kinh tế tham gia vào bảo vệ, phát triển rừng, điều này phù hợp với chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường đa thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng trong cải thiện độ che phủ và chất lượng rừng. Dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính, bài viết nêu lên một số nét khái quát về thực trạng giao đất giao rừng ở huyện Krông Nô, từ đó đề cập đến một số vấn đề đặt ra trong công tác giao đất giao rừng trong giai đoạn tới

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-11-14
Chuyên mục
Bài viết