Vận mệnh và tương lai của Nho giáo truyền thống ở Đông á hiện nay

  • Lý Minh Huy

Tóm tắt

Trong thế giới Đông á, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam dều cùng một nền văn hoá Nho giáo. Ngoài ra, do sự di dân của người Trung Quốc, văn hoá Nho giáo cũng trở thành một thành phần chủ yếu trong văn hoá của Singapo và Malaixia. Bất kể vận mệnh của Nho giáo truyền thống đương đại tại các nước có sự khác biệt, giữa chúng có không ít điểm tương đồng, như đối mặt với sự xâm nhập của nền văn hoá phương Tây, đối mặt với sự hiện đại hoá, truyền thống vị thay đổi... Trong đó, điểm chung nổi bật nhất là: Nho giáo truyền thống không bao hàm phân mức của hình thái ý thức quốc gia và sau khi Đông á tiến vào thế giới hiện đại, Nho giáo truyền thống không thể khôi phục là hình thái ý thức của quốc gia, nhưng vẫn tiếp tục là tư liệu giáo dục văn hoá thiết yếu. Nho giáo cũng không nên chỉ là một bộ lý luận học (như chủ trương của Từ Anh Thời), bởi vì đặc điểm nổi bật nhất của Nho học vẫn liên quan đến nội thánh và ngoại vương. ở thế kỷ XXI, Nho học, ngoài việc phát triển thành một bộ lý luận hiện đại ý nghĩa, vẫn nên phát triển lý luận văn hoá phê phán, chính trị phê phán và xã hội phê phán    
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2012-01-13
Chuyên mục
Các bài viết/Articles