Từ thực tiễn văn học Việt Nam, góp thêm một tiếng nói phương pháp luận vào cuộc thảo luận quốc tế về vấn đề Nho giáo và nữ quyền

  • Trần Nho Thìn

Tóm tắt

Bài viết khảo sát đề tài phụ nữ trên thực tế văn bản văn học Việt Nam từ thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX. Giai đoạn này, bên cạnh sự xuất hiện một số nhà văn, nhà thơ phụ nữ, đã có không ít tác giả là nhà Nho - người đàn ông viết về phụ nữ. Tuy nhiên, tình hình khá phức tạp: có những nhà Nho bênh vực người phụ nữ, nhưng cũng có không ít nhà Nho đứng trên quan điểm đạo đức bảo thủ của Nho giáo lên án, đả kích các nhân vật phụ nữ được đề cao. Thực tế cho thấy, không thể đơn giản như nhiều nhà nghiên cứu quốc tế đã làm, với tinh thần lưỡng nguyên (dilemma), hoặc kết tội đơn thuần, hoặc bênh vực một chiều Nho giáo trong vấn đề nữ quyền, mà nên xuất phát từ tinh thần nhất nguyên luận (monism).
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2012-02-04
Chuyên mục
Các bài viết/Articles