Kinh dịch và lịch sử tư tưởng Việt Nam

  • Nguyễn Tài Thư

Tóm tắt

Theo tác giả, các nhà tư tưởng Việt Nam tìm đến "Kinh Dịch" là để biết được lẽ biến hóa của trời đất, vạn vật, để nâng cao năng lực tư duy. Nhiều nhà tư tưởng Việt Nam, như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Phan Bội Châu,... đã kế thừa dịch lý, vận dụng và phát triển nó thành công. Điều đó không chỉ làm lợi cho sự phát triển của tư duy dân tộc, thêm chất triết học cho tư tưởng dân tộc, mà còn góp phần làm phong phú thêm tư tưởng của Dịch học. Do vậy, bài viết tập trung vào 3 vấn đề sau: 1) Nhà tư tưởng Việt Nam thời cổ trung đại đến với "Dịch" như là đến với một phương pháp tư duy triết học cần thiết; 2) Tư tưởng biến dịch, chỗ dựa về tư duy và hành động của con người Việt Nam trong lịch sử; 3) Những yếu tố triết học trong "Dịch truyện" - Một tiền đề lý luận cho việc hình thành tư tưởng triết học Việt Nam.
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2012-02-10
Chuyên mục
Các bài viết/Articles