CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG THỰC - MỘT SỐ HẠN CHẾ VÀ KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG

  • Trần Việt Dũng
Từ khóa: chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch

Tóm tắt

Các quy định pháp luật về chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và  chứng thực hợp đồng, giao dịch (sau đây gọi là các quy định pháp luật về chứng thực) là hành lang pháp lý quan trọng để các tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận tính chính xác, tính hợp pháp của các loại giấy tờ, văn bản hoặc chữ ký của các cá nhân; qua đó góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong các quan hệ dân sự, kinh tế, lao động, hành chính,… Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, các quy định  pháp luật về chứng thực vẫn còn những hạn chế nhất định cần được tiếp tục hoàn thiện. Vì vậy, bài viết này, trên cơ sở phân tích một số hạn chế của các quy định pháp luật về chứng thực, sẽ đề xuất một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về chứng thực để góp phần hoàn thiện pháp luật về chứng thực, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-07-08