GIẢI THÍCH NGUYÊN NHÂN SAI LẦM CỦA HỌC SINH KHI HỌC CHỦ ĐỀ PHÉP CHIA HẾT DƯỚI NGÔN NGỮ CỦA DIDACTIC TOÁN Nguyễn Thiện Chí

  • Nguyễn Thiện Chí

Tóm tắt

 

Trong dạy học Toán, một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên là giúp học sinh phát hiện ra và khắc phục các sai lầm mắc phải. Từ đó, HS được tạo cơ hội để phát triển tư duy, củng cố kiến thức, kĩ năng. Sai lầm của HS biểu hiện rất đa dạng và do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng hai mô hình để tìm hiểu nguồn gốc sai lầm của học sinh: “quy tắc hành động” và “quan niệm”. Để minh họa cho cách tiếp cận này, chúng tôi xét việc giải bài toán: “Tìm giá trị nguyên của a để giá trị của biểu thức  chia hết cho giá trị của biểu thức ”. Giả thuyết được hình thành từ phân tích thể chế: “Tồn tại quy tắc hành động: Khi giải bài toán học sinh thực hiện phép chia hai đa thức, rồi cho dư bằng 0 để tìm a”. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều học sinh mắc lỗi trong giải quyết bài toán bởi “quy tắc hành động” trên và “quan niệm” a là chữ được gán giá trị.

 

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2020-02-28
Chuyên mục
Bài viết