Đánh giá tác động của đề án hoạt động dược lâm sàng đến hoạt động báo cáo phản ứng có hại của thuốc ghi nhận tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương giai đoạn 2010-2014

  • Vũ Minh Duy
  • Nguyễn Phương Thúy
  • Nguyễn Huy Tuấn
  • Nguyễn Hoàng Anh

Abstract

Tại Việt Nam, báo cáo ADR từ cán bộ y tế là hoạt động giám sát an toàn thuốc được triển khairộng rãi nhất nhờ tính chất đơn giản, ít tốn kém dễ triển khai ở tất cả các tuyến bệnh viện. Tuy nhiên, hai hạn chế lớn nhất của phương pháp này là tình trạng báo cáo thiếu so với thực tế (under-reporting) và chất lượng báo cáo kém, ảnh hưởng lớn đến hình thành và phát hiện tín hiệu an toàn thuốc từ cơ sở dữ liệu báo cáo ADR. Năm 2012, kết quả của một nghiên cứu thực hiện tại 16 bệnh việncho thấy có đến 65,5% báo cáo ADR thiếu các thông tin tối thiểu cần thiết. Do vậy, nâng cao số lượng và chất lượng báo cáo ADR luôn là một nhiệm vụ trọng tâm của Cảnh giác Dược. Bệnh viện Phụ sản Trung Ương là bệnh viện chuyên khoa tuyến cuối ngành sản phụ khoavới quy mô 700 giường bệnh. Năm 2012, bệnh viện bắt đầu triển khai Đề án "Phát triển công tác Dược lâm sàng", trong đó nội dung trọng tâm là xây dựng hệ thống theo dõi và báo cáo ADR trong bệnh viện. Nghiên cứu này được thực hiệnnhằm phân tích hoạt động báo cáo ADR và đánh giá tác động của Đề án đối với hoạt động báo cáo ADR trong giai đoạn 2010-2014 tại bệnh viện.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang; thu thập số liệu qua hồi cứu báo cáo ADR lưu tại khoa Dược bệnh viện. Đề án Phát triển công tác Dược lâm sàng giai đoạn 2010-2014 bắt đầu được triển khai từ tháng 3/2012, trong đó xác định rõ tầm quan trọng của hoạt động báo cáo ADR, vai trò của các nhân viên y tế trong hệ thống báo cáo cũng như ban hành quy trình phát hiện và làm báo cáo ADR. Để đánh giá tác động của Đề án, nghiên cứu tiến hành so sánh hoạt động giám sát ADR của bệnh viện về số lượng báo cáo, đối tượng tham gia, cơ cấu báo cáo, thời gian trì hoãn gửi báo cáo và chất lượng báo cáo trước và sau thời điểm triển khai.

            Kết luận

Đề án Phát triển công tác Dược lâm sàng đã có tác động tích cực đối với hoạt động báo cáo ADR của Bệnh viện Phụ sản Trung ương, thể hiện qua tăng số lượng báo cáo ADR tăng; tăng số khoa phòng ghi nhận báo cáo và số nhân viên y tế tham gia báo cáo; giảm thời gian trì hoãn gửi báo cáo và duy trì chất lượng báo cáo ở mức độ cao. Dược sĩ là đối tượng chính tham gia báo cáo, (73,61%). ADR được ghi nhận nhiều nhất là quá kích buồng trứng khi sử dụng thuốc hỗ trợ sinh sản. Kết quả này cũng gợi ý một số biện pháp trong đó tập trung đào tạo, tập huấn về Cảnh giác Dược cho cán bộ y tế, xây dựng và ban hành quy trình chuẩn về hoạt động giám sát ADR trong bệnh viện, hướng tới sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.

điểm /   đánh giá
Published
2015-10-15
Section
ARTILES