NHẬN XÉT MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH FDG PET/CT VỚI TÌNH TRẠNG ĐỘT BIẾN GEN EGFR Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN IV

  • Bùi Văn Đức
  • Phạm Văn Thái
  • Bùi Tiến Công
Từ khóa: Ung thư phổi, biểu mô tuyến, FDG PET/CT, dự đoán, đột biến EGFR.

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Nhận xét mối liên quan giữa đặc điểm hình ảnh FDG PET/CT với tình trạng đột biến gen EGFR ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 108 bệnh nhân ung thư biểu mô không tế bào nhỏ của phổi giai đoạn IV được chụp FDG PET/CT, xét nghiệm EGFR trước điều trị từ 01/2018 đến 11/2020.

Kết quả: Độ tuổi trung bình 62,1±9,2 (37 - 83), tỷ lệ nam (61,1%) nữ (38,9%), tiền sử hút thuốc lá (39,8%), không hút thuốc lá( 60,2%), giai đoạn IVa (31,5%) và giai đoạn IVb (68,5%) Tỉ lệ đột biến gen EGFR và tỷ lệ không có đột biến tương ứng 52,8% và 47,2% trong đó đột biến exon 19 và exon 21 là cao nhất với tỷ lệ là 31,5% và 18,5%. 48,1% bệnh nhân điều trị hoá trị 35,2% bệnh nhân điều trị đích. Giới, tiền sử hút thuốc, pSUVmax, kích thước u là bốn yếu tố độc lập dự báo đột biến gen EGFR với OR lần lượt là 0,19 (KTC 95%:0,08-0,45; p<0,001); 0,347 (KTC 95%: 0,156-0,770; p=0,009) 0,805 (KTC 95%:0,722-0,899; p<0,001) và 0,782 (KTC 95%:0,645–0,947; p=0,012).

Kết luận: FDG PET/CT có giá trị dự đoán mức độ đột biến EGFR ở bệnh nhân ung thư biểu mô không tế bào nhỏ của phổi.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-12-31
Chuyên mục
Bài viết