Xây dựng hệ thống chính trị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau sáp nhập tinh, gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả

  • Bùi Ngọc Hiền
Từ khóa: sáp nhập tỉnh, cơ hội phát triển, thách thức, hệ thống chính trị, kinh tế - xã hội, quản lý đa diện.

Tóm tắt

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và các định hướng chỉ đạo của Bộ Chính trị,
Ban Bí thư, toàn hệ thống chính trị đang thực hiện cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ
máy của hệ thống chính trị, trong đó có việc sáp nhập một số tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, để hệ thống chính trị tinh, gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả - tiền đề quan
trọng, có tính chất quyết định đảm bảo sự phát triển của đất nước trong giai đoạn phát
triển mới. Quá trình này đang nhận được sự thống nhất, quyết tâm lớn của toàn hệ thống
chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và
các bên liên quan. Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm của Đảng, định hướng chỉ đạo
của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tình hình thực tiễn, bài viết phân tích các cơ hội, những
vấn đề đặt ra đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau sáp nhập và đề xuất
một số giải pháp xây dựng hệ thống chính trị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
sau sáp nhập tinh, gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2025-05-12
Chuyên mục
Bài viết