DẤU ẤN TÔN GIÁO TRONG KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC CỦA NGHỆ THUẬT CỔ ĐIỂN ĐÔNG NAM Á (THẾ KỶ I – THẾ KỶ XIII)

  • Nguyễn Đức Quân

Tóm tắt

Trong quá trình giao thoa văn hóa giữa văn hóa bản địa và văn hóa Ấn Độ, cư dân Đông Nam Á đã kết hợp để sáng tạo cho dân tộc mình những yếu tố văn hóa độc đáo không thể so sánh với bất kỳ dân tộc nào khác. Trong những thành tựu văn hóa đặc sắc đó, nền nghệ thuật cổ điển Đông Nam Á nổi bật lên không chỉ là minh chứng cho sự giao lưu văn hóa mà còn bởi sự sáng tạo đa dạng, phong phú mang đầy màu sắc bản địa. Tôn giáo là nguồn cảm hứng chính của nghệ thuật cổ điển Đông Nam Á và nghệ thuật cổ điển ở Đông Nam Á là sự thể hiện, mang đậm dấu ấn thế giới tâm linh phong phú đó. Tôn giáo và nghệ thuật kết hợp, bổ sung cho nhau góp phần tạo nên bản sắc văn hóa của từng dân tộc trong khu vực Đông Nam Á

Tác giả

Nguyễn Đức Quân
ThS
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-02-27
Chuyên mục
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT