THÀNH TỐ “KẺ” VÀ “CÁI” TRONG HỆ THỐNG ĐỊA DANH BẮC-TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ

  • Đặng Ngọc Lệ

Tóm tắt

Trong hệ thống địa danh tiếng Việt, ở mỗi vùng miền, có những thành tố lập thành hệ thống địa danh với một số lượng lớn: ở Bắc-Trung Bộ có thành tổ “kẻ” tạo thành một hệ thống địa danh có cấu trúc “Kẻ + X”: “Kẻ Bàng, Kẻ Báng, Kẻ Chợ, Kẻ Đầm, Kẻ Láng, Kẻ Lạng, Kẻ Lò, Kẻ Sặt, Kẻ Văn, Kẻ Võ,…”; ở Nam Bộ có thành tố “cái” tạo thành một hệ thống địa danh có cấu trúc “Cái + X”: “Cái Cam, Cái Cấm, Cái Da, Cái Dầy, Cái Gà, Cái Mơn, Cái Nhum, Cái Răng, Cái Sắn, Cái Thia,…”. Hai thành tố “kẻ” và “cái”, tuy không cùng một trường từ vựng - ngữ nghĩa, nhưng giữa chúng lại gần nhau ở ý nghĩa ngữ pháp “phạm trù”. Và vì vậy, chúng có thể lập thành hệ thống với số lượng lớn thành tố tham gia trong cùng một kiểu cấu trúc. Bài viết này đề cập những đặc trưng chung, những đặc điểm riêng của từng thành tố ở mỗi vùng miền và trong tương quan giữa chúng trong hệ thống hình thành lớp từ định danh tiếng Việt ngày xưa

Tác giả

Đặng Ngọc Lệ
PGS.TS
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-12-06
Chuyên mục
THỰC TIỄN - KINH NGHIỆM