GIÁ TRỊ LIÊN KẾT VẦN, THANH VẬN, TỪ NGỮ THUẦN VIỆT, HÁN VIỆT TRONG BÀI BẢN TÀI TỬ NAM BỘ

  • Đặng Ngọc Lệ

Tóm tắt

Bài bản: “bài” và “bản”. Bài là lời bài ca được viết theo một bản đờn (bản nhạc) mang hơi điệu nhất định. Hơi có: Xuân, Ai, Đảo, Ngự. Điệu có: Bắc, Nam, Hạ, Oán). Tài tử (viết hoa chữ “Tài” được xem như một khái niệm âm nhạc, dùng chỉ các bản đờn được cải tiến và phát triển (có 20 bản Tổ và những biến thể) từ nhạc Lễ Nam Bộ dùng trong các dịp “quan, hôn, tang, tế”. Về sau, nhạc Tài tử cùng với bản Vọng cổ được đưa vào làm phương tiện âm nhạc chuyển tải lời cho các vở tuồng Cải lương biểu diễn trên sân khấu, như một loại nhạc kịch), người nghe không chỉ cảm nhận lĩnh hội nội dung ý tưởng của bài Tài tử, mà còn có nhu cầu thưởng thức âm nhạc qua bản Tài tử. Do vậy, việc dùng ngôn từ chuyển tải nội dung phải được đặt trong sự hài hòa với âm nhạc của bản Tài tử. Một bài bản Tài tử mẫu mực đòi hỏi soạn giả phải am tường nhạc lý để thể hiện ngôn từ có sự liên kết vần, hài hòa thanh vận, từ ngữ với âm nhạc của bản Tài tử; đồng thời, khéo kết hợp các yếu tố ngôn ngữ vốn có của tiếng Việt gồm: từ thuần Việt và Hán - Việt, thể hiện phù hợp với phong cách và sắc thái biểu cảm của văn chương

Tác giả

Đặng Ngọc Lệ
PGS.TS
điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2019-12-06