THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO TRẺ TỰ KỶ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NHÌN TỪ GÓC ĐỘ CÁC NHÀ QUẢN LÝ CẤP CƠ SỞ

  • Phú Hoàng Minh
Từ khóa: giáo dục hòa nhập; giáo dục hòa nhập ở mầm non; giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ, trường mầm non

Tóm tắt

Công tác giáo dục hòa nhập dành cho trẻ tự kỷ, nhất là ở cấp mầm non, là một xu thế tất yếu, một nhu cầu thiết thực của xã hội khi mà số lượng trẻ mắc chứng tự kỷ ngày càng cao trong cộng đồng. Ở Việt Nam, công tác giáo dục hòa nhập dành cho trẻ tự kỷ mới được quan tâm và triển khai thực hiện trong khoảng 20 năm trở lại đây. Dù đã có những văn bản pháp lý quy định và chỉ đạo về công tác giáo dục hòa nhập, nhưng các trường vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện. Bài viết này bàn về quá trình tiếp nhận và thực hiện công tác giáo dục hòa nhập đối với trẻ tự kỷ ở các trường mầm non, những khó khăn mà nhà trường đang gặp phải, cũng như những giải pháp mà các trường đã triển khai để khắc phục khó khăn. Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục hòa nhập ở các trường mầm non

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2021-08-03
Chuyên mục
KHOA HỌC GIÁO DỤC