Nghiên cứu xác định vị trí phân chia các lớp đổ tối ưu của kết cấu bê tông khối lớn thi công bằng phương pháp đổ liên tục kết hợp phân chia lớp đổ tỏa nhiệt khác nhau

  • Lê Văn Minh
  • Vũ Chí Công
Từ khóa: Nứt do nhiệt, Bê tông khối lớn, Phương pháp đổ liên tục, Cấp phối tỏa nhiệt khác nhau, Phương pháp phần tử hữu hạn, Trường nhiệt độ, Chênh lệch nhiệt độ tối đa, Bê tông tuổi sớm

Tóm tắt

Để giải quyết bài toán kiểm soát nứt do nhiệt trong bê tông khối lớn (BTKL) được thi công bằng phương pháp đổ liên tục kết hợp phân chia lớp đổ với cấp phối tỏa nhiệt khác nhau thì việc xác định vị trí chiều dày lớp đổ đóng một vai trò quan trọng. Kết cấu thi công được phân chia thành hai lớp đổ có cấp phối tỏa nhiệt khác nhau, lớp cấp phối dưới (lớp có cấp phối tỏa nhiệt thấp) và lớp cấp phối trên (lớp có cấp phối tỏa nhiều nhiệt) . Bài viết này chủ yếu để nghiên cứu  ảnh hưởng của độ dày lớp cấp phối trên đến trường nhiệt độ và đánh giá vết nứt trong khối bê tông bằng cách sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn với sự hỗ trợ của phần mềm Midas Civil. Phương pháp phần tử hữu hạn được dùng để phân tích mô phỏng trường nhiệt độ trong bê tông khối lớn ở tuổi sớm. Từ kết quả trường nhiệt độ người ta kết luận rằng nên sử dụng độ dày lớp cấp phối trên phù hợp để giảm chênh lệch nhiệt độ tối đa và kiểm soát nứt bê tông tuổi sớm. Kết quả nghiên cứu được áp dụng để cung cấp tài liệu tham khảo cho các công trình bê tông khối lượng lớn như đập, dầm chuyển, trụ cầu, móng khối lớn và các cấu kiện bê tông khác có quy mô tương tự.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2023-08-28
Chuyên mục
BÀI BÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC