Lan truyền sóng lên đảo ngầm có thềm trước dốc lớn

  • Nguyễn Quang Tạo
  • Hồ Đức Đạt
  • Nguyễn Trung Dũng
  • Phạm Thị Hằng
Từ khóa: Mô phỏng số, Lan truyền sóng, Đảo ngầm, Thềm dốc lớn, Độ sâu nước nhỏ

Tóm tắt

Địa hình chủ yếu của các đảo ở quần đảo Trường Sa là các rạn san hô với đặc điểm phía thềm trước đảo là mái dốc lớn sau đó đến bãi ngầm. Độ sâu nước trên bãi ngầm của một số đảo thay đổi theo thủy triều từ 2m đến 6m (tùy từng vùng đảo). Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều các nghiên cứu về lan truyền sóng lên các đảo ngầm, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề chưa nghiên cứu hết. Bài báo này trình bày nghiên cứu về mô phỏng lan truyền sóng lên đảo ngầm có độ dốc thềm trước là 1/5 và độ sâu nước trên bãi ngầm nhỏ (phù hợp với thực tế ở Quần đảo Trường Sa) bằng phần mềm mô phỏng số (Ansys Fluent) và có so sánh với kết quả mô hình thí nghiệm vật lý. Kết quả nghiên cứu chính cho thấy khi chiều cao sóng tới lớn hơn độ sâu nước trên bãi ngầm thì sóng sẽ vỡ ngay trên đỉnh thềm dốc và chiều cao sóng giảm dần nhưng có thể lớn hơn độ sâu nước trên bãi ngầm khi lan truyền vào trong đảo. Trong trường hợp chiều cao sóng tới nhỏ hơn hoặc bằng độ sâu nước trên bãi ngầm thì sóng không bị vỡ trên thềm, chiều cao sóng bị giới hạn bởi tỷ số 0,78d (d là độ sâu nước).

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-04-28
Chuyên mục
BÀI BÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC