Đánh giá cường độ của bê tông sử dụng cốt liệu tái chế và tro bay

  • LÊ ĐỨC HIỂN
  • VÕ VĂN THẢO
  • BÙI CHÍ NAM
  • NGUYỄN DUY TÂN

Tóm tắt

TÓM TẮT:

Gần đây, nghiên cứu và chế tạo bê tông cốt liệu tái chế (RCA) đã đạt được nhiều kết quả khả thi về kỹ thuật và góp phần bảo vệ môi trường khi mà vấn đề cạn kiệt tài nguyên ngày càng cấp bách. Trong nghiên cứu này, cốt liệu tái chế (RA) là bê tông cũ được sử dụng để thay thế cho cốt liệu đá tự nhiên (NA) với các tỉ lệ khác nhau. Hỗn hợp bê tông cốt liệu tái chế được thiết kế thành phần theo phương pháp ACI truyền thống và phương pháp DMDA. Các hỗn hợp bê tông thiết kế theo hai phương pháp này được so sánh về tính linh động của bê tông ướt, cường độ chịu nén của mẫu lập phương ở 28 ngày tuổi. Ngoài ra, các hỗn hợp bê tông tái chế có sử dụng tro bay thiết kế theo phương pháp DMDA còn được đánh giá về sự phát triển cường độ theo thời gian, cường độ chịu nén các mẫu khoan trên sàn với chiều dày thay đổi và mối quan hệ giữa cường độ chịu nén với vận tốc xung siêu âm. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: cốt liệu tái chế làm giảm tính linh động của bê tông nhưng tro bay thì có tác động ngược lại, cường độ chịu nén của bê tông suy giảm theo tỉ lệ thay thế RA cho NA và bê tông có sử dụng tro bay phát triển cường độ chậm hơn bê tông thông thường. Mặt khác, khi đánh giá cường độ chịu nén của bê tông cốt liệu tái chế thông qua mẫu khoan trên sàn và phương pháp vận tốc xung siêu âm cũng có những ứng xử khác biệt so với bê tông chỉ có cốt liệu tự nhiên.

Từ khóa: Cốt liệu tái chế (RA); bê tông cốt liệu tái chế (RCA); tro bay (FA); vận tốc xung siêu âm (UPV)

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-02-20
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC