Thiết kế cấp phối và nghiên cứu ảnh hưởng của sợi Forta-Fi đến các chỉ tiêu cơ lý của hỗn hợp đá dăm vữa nhựa - SMA12.5

  • TS ĐỖ TIẾN THỌ
  • TS NGUYỄN HUỲNH TẤN TÀI
  • TS NGUYỄN DUY LIÊM
  • TS TRẦN VŨ TỰ

Tóm tắt

TÓM TẮT

Hằn lún vệt bánh xe là một dạng hư hỏng phổ biến của mặt đường bê tông nhựa ở Việt Nam do tác động của xe quá tải và điều kiện thời tiết nắng nóng. Bên cạnh việc sử dụng các loại nhựa đường có cấp kháng hằn lún cao hơn thì thành phần cấu tạo hỗn hợp bê tông nhựa cũng có thể được cải tiến để nâng cao khả năng kháng hằn lún của mặt đường. Sử dụng hỗn hợp đá dăm vữa nhựa (Stone Mastic Asphalt) với cấp phối hạt gián đoạn là một giải pháp phù hợp cho vấn đề này. Nhờ vào bộ khung chịu lực gồm các hạt cốt liệu lớn và hàm lượng nhựa cao, loại vật liệu này đã chứng minh tính năng ưu việt của nó với khả năng kháng hằn lún vệt bánh xe và nứt do mỏi qua nhiều nghiên cứu trên khắp thế giới. Ở Việt Nam loại vật liệu này chưa được sử dụng nhiều và tiêu chuẩn cơ sở SMA cũng chỉ mới được ban hành vào cuối năm 2021. Bài báo này trình bày một nghiên cứu bước đầu về thiết kế cấp phối và các chỉ tiêu cơ lý cơ bản của hỗn hợp SMA. Ảnh hưởng của phụ gia dạng sợi (Forta-fi) đến đặc trưng cơ lý của hỗn hợp SMA cũng được xét đến trong nghiên cứu này. Kết quả thí nghiệm cho thấy phụ gia này giúp cải thiện cường độ chịu kéo khi ép chẻ lên đến 21.9% trong khi không làm thay đổi nhiều các chỉ tiêu cơ lý khác.

Từ khóa: SMA; đá dăm vữa nhựa; độ ổn định Marshall; độ dẻo; nhựa polymer; sợi cellulose; sợi Forta-fi; cường độ chịu kéo khi ép chẻ.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-03-19
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC