Đô thị hóa và sự mở rộng đô thị tại Việt Nam

  • THS.NCS TỐNG THỊ HẠNH
  • TS.KTS NGUYỄN HOÀNG MINH

Tóm tắt

Đô thị, một phát minh của loài người, có vai trò quan trọng phát triển kinh tế chính trị xã hội và xu thế đô thị hóa là xu thế toàn cầu, mặc dù vậy mỗi quốc gia có những khái niệm riêng biệt về đô thị - nông thôn. Khái niệm phân bố dân cư đô thị (dựa trên xem xét hình thái của nó) có sự tác động đến các ước tính đô thị hóa ở cấp độ toàn cầu, nhưng ở các cấp độ quốc gia (bất kể định nghĩa của chúng là gì) xu hướng chung về đô thị hóa vẫn quan trọng và các quốc gia có quyền xác định những gì họ coi là các khu định cư thành thị và nông thôn.

Đô thị với đặc trưng là khu vực tập trung đông dân cư, tuy nhiên lại có sự khác biệt lớn về mật độ phân bố dân cư và hình thái đô thị tại các quốc gia, theo OECD (2020) các nước có thu nhập càng cao thì mật độ càng thấp, các thành phố lớn có mức độ phân bố dân cư dày đặc hơn thành phố nhỏ nhưng ở các nước thu nhập thấp, các thành phố ở mọi quy mô đều rất dày đặc. Khái niệm về các khu vực dân cư tại đô thị, nông thôn trong các đô thị lớn ở Việt Nam (khu vực làng xóm đô thị hóa, khu vực đô thị mới…) có ý nghĩa quan trọng trong kiểm soát mô hình phân bố dân cư đô thị.

Bài viết chia sẻ quan điểm, khái niệm và khuyến nghị chính sách về xác định khái niệm khu vực đô thị - nông thôn trong bối cảnh thực trạng tại các đô thị Việt Nam.

Từ khóa: Đô thị hóa; dân số (POP); mật độ dân số (POD); đơn vị đô thị (Urban unit); khu chức năng đô thị.

điểm /   đánh giá
Phát hành ngày
2022-11-20
Chuyên mục
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC